Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Lợi ích của ISO 9001:2015


Tại sao tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là một ý tưởng tốt cho tổ chức của bạn? Các công ty lớn và nhỏ đều đã gặt hái được rất nhiều thành quả và lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn này. Những lợi ích của ISO 9001:2015 không hề là cường điệu một chút nào. Dưới đây là một số lợi ích khi doanh nghiệp áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015:


Lợi ích của ISO 9001:2015

1. Tăng uy tín và hình ảnh trên thị trường, tăng thị phần trong và ngoài nước
2. Quá trình hội nhập tốt hơn
3. Chất lượng và cải tiến liên tục là hoạt động trung tâm của doanh nghiệp
4. Tiếp cận Quản lý rủi ro và cơ hội
5. Giúp tổ chức của bạn đáp ứng việc tuân thủ các yêu cầu pháp lý và các quy định hiện hành.
6. Sản phẩm có chất lượng ổn định hơn, giảm sản phẩm hỏng
7. Tăng sản lượng do kiểm soát được thời gian trong quá trình sản xuất
8. Lợi nhuận tăng cao hơn do sản xuất hiệu quả, giảm chi phí (giảm lãng phí)
9. Hệ thống quản lý gọn nhẹ, chặt chẽ, vận hành hiệu quả và nhanh chóng
10. Kiểm soát được chất lượng nguyên vật liệu đầu vào do kiểm soát được nhà cung cấp.
11. Thúc đẩy sự cải tiến liên tục để cung cấp sản phẩm thoả mãn được yêu cầu khách hàng.
12. Cải tiến bằng chứng cho việc ra quyết định
13. Mọi người hiểu rõ hơn vai trò của mình trong công ty, biết rõ trách nhiệm và quyền hạn của mình hơn nên chủ động thực hiện công việc
14. Tăng động lực làm việc và sự tham gia nhiều hơn của nhân viên vào quản lý chất lượng
15.  Một cách tiếp cận tích hợp các hệ thống quản lý. Với cấu trúc mới được áp dụng cho tất cả các tiêu chuẩn hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO mới, tổ chức sẽ dễ dàng hơn nhiều trong việc áp dụng nhiều hệ thống quản lý cùng lúc (tích hợp hệ thống quản lý )
Với 15 lý do để tư vấn chứng nhận ISO 9001:2015 ở trên chắc hẳn đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về các lợi ích mà tổ chức có được khi áp dụng ISO 9001:2015



Quy trình thực hiện ISO 14001:


Quy trình thực hiện ISO 14001:

1. Khởi động dự án
Chính thức tư vấn và doanh nghiệp chọn ngày khởi động dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp họp toàn thể cán bộ công nhân viên tuyên bố chương trình xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
2. Bổ nhiểm EMR – Đại diện lãnh đạo môi trường, thành lập ban ISO, Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp
Doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Ban giám đốc giữ vai trò EMR, được uỷ quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp – chính ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …Ban ứng phó tình trạng khẩn cấp để ứng phó với tình trạng cháy, tràn hoá chất…
3. Khảo sát chi tiết các hoạt động
Tư vấn sẽ khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001
4. Tiến hành đào tạo nhận thức & viết tài liệu
EMR, các thành viên ban ISO và các nhân viên khác sẽ được Tư vấn tiến hành đào tạo nhận thức môi trường, nhận thức ISO 14001 và phương pháp áp dụng ISO 14001 và một số nội dung phụ trợ khác
5. Đánh giá hiệu lực đào tạo
Sau khoá học, học viên sẽ được đánh giá xem mức độ tiếp thu, nếu chưa đạt yêu cầu, Tư vấn sẽ bổ sung những kiến thức bị hỏng của những học viên không đạt
 6. Lập kế hoạch chi tiết
Tư vấn sẽ thống nhất với EMR và được sự phê duyệt của Lãnh đạo doanh nghiệp về kế hoạch chi tiết cho các hạng mục tư vấn
7. Soạn thảo hệ thống tài liệu
Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất
8. Đo đạc thông số môi trường
Thông qua việc xác định các yêu cầu luật pháp về môi trường doanh nghiệp phải tuân thủ, hoạt động đo đạc môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn..) sẽ được thực hiện để nắm rõ thực trạng hoạt động môi trường hiện tại của doanh nghiệp
9. Điều chỉnh hạ tầng, thiết lập công nghệ xử lý (nếu có)
Sau khi có kết quả đo môi trường, tư vấn và doanh nghiệp sẽ xác định điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc xác định các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
10. Xem xét hệ thống tài liệu
Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được bên Tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết
11. Áp dụng
Sau khi tài liệu được ký duyệt, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết. Có thể có những khoá đào tạo vận hành ở giai đoạn này.
12. Đào tạo đánh giá nội bộ
Các thành viên trong Ban ISO sẽ được đào tạo các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 
13. Đánh giá nội bộ lần 1
Tư vấn sẽ thực hiện đánh giá lần 1 để rà soát việc áp dụng và làm cơ sở thực tế cho những học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ
14. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
15. Đánh giá lần 2
Các thành viên trong ban ISO doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ
16. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục
17. Xem xét của lãnh đạo
Theo yêu cầu ISO 14001, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống
18. Đăng ký chứng nhận
Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, Tư vấn và Doanh nghiệp sẽ thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận
19. Đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch
20. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
21. Nhận giấy chứng nhận
Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001 cho Doanh nghiệp
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý. VIETCERT cam kết cung cấp cho khách hàng một dịch vụ: Chuyên nghiệp – hiệu quả. Chúng tôi luôn lắng nghe mọi khó khăn để tư vấn và xây dựng cho doanh nghiệp hệ thống quản lý tối ưu nhất


Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:


Ngày 26/07/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về “Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm”.
Thông tư Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2017, tuy nhiên, trước khi văn bản này có hiệu lực, bạn vẫn có thể tham khảo các chỉ tiêu quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT (ban hành kèm Thông tư này) để xây dựng TCCS và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật.
Sau ngày 26/01/2017, khi Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực bạn có thể thực hiện các bước để được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đưa sản phẩm vào danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT “Thức ăn chăn nuôi đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;…“.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định).
- Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh (do Hội đồng khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại thành lập và thực hiện khảo nghiệm).
- Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.


TỪ NGÀY 15/9/2018 CÁC CƠ SỞ ÁP DỤNG ISO 9001:2008 PHẢI HOÀN TẤT VIỆC NÂNG CẤP CHUYỂN ĐỔI SANG PHIÊN BẢN ISO 9001:2015


TỪ NGÀY 15/9/2018 CÁC CƠ SỞ ÁP DỤNG ISO 9001:2008 PHẢI HOÀN TẤT VIỆC NÂNG CẤP CHUYỂN ĐỔI SANG PHIÊN BẢN ISO 9001:2015
Nhằm đáp ứng của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với bối cảnh mới của quốc tế, ngày 15/9/2015, phiên bản ISO 9001:2015 chính thức ra đời thay thế phiên bản ISO 9001:2008.
          Theo đó, Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF) cho phép các tổ chức được chứng nhận hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn phiên bản ISO 9001:2008 có thời gian 3 năm để chuyển đổi nâng cấp sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015. Như vậy, các giấy chứng nhận được cấp theo phiên bản ISO 9001:2008 hết hiệu lực áp dụng kể từ ngàu 15/9/2018 và kể từ thời điểm này hiển nhiên các tổ chức đánh giá chứng nhận bắt buộc đánh giá theo chuẩn mực ISO 9001:2015.

Qua đây, VIETCERT cung cấp một số lưu ý tham khảo trong quá trình các đơn vị tự chuyển đổi sang phiên bản ISO 9001:2015 như sau:
  • Soát xét hệ thống quản lý so với các chuẩn mực mới theo phiên bản ISO 9001:2015;
  • Đào tạo cập nhật các điểm mới của phiên bản ISO 9001:2015 các nhân nhân viên có ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng của đơn vị (nghĩa là có tham gia vào quá trình áp dụng);
  • Lập kế hoạch chuyển đổi, gồm các công đoạn thiết lập tài liệu, áp dụng và ban hành áp dụng,…
  • Biên soạn, cập nhật hệ thống theo yêu cầu mới của ISO 9001:2015 ;
  • Ban hành áp dụng ;
  • Đánh giá nội bộ để xem xét tính hiệu lực của hệ thống theo phiên bản mới;
  • Đăng ký đánh giá chứng nhận ISO 9001:2015


Thứ Hai, 28 tháng 5, 2018

CÔNG BỐ HỢP QUY ĐỒ CHƠI TRẺ EM

***********


Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em là việc làm mang tính chất bắt buộc nhằm giảm thiểu các mối nguy và rủi ro liên quan đến an toàn, sức khoẻ của trẻ em theo quy định
Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em:
Theo Quy định công bố hợp quy thì Công bố hợp quy đồ chơi trẻ em bắt buộc các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán lẻ
Đồ chơi trẻ em cần được đảm bảo phù hợp các Yêu cầu về an toàn đã được quy định rõ trong QCVN 3 : 2009/BKHCN
Phương thức đánh giá hợp quy có thể áp dụng 1 trong 3 phương thức sau:
Phương thức 1: thử nghiệm mẫu điển hình;
Phương thức 5: thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất;
Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa.
Sau đó đồ chơi trẻ em cần được tiến hành chứng nhận hợp quy bởi tổ chức được chỉ định theo Thông tư số 09/2009/TTBKHCN. Nhà sản xuất hay nhập khẩu đồ chơi trẻ em cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ công bố hợp quy đầy đủ để tiến hành chứng nhận và công bố
Đồ chơi trẻ em trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy, dấu hợp quy đồ chơi trẻ em sẽ được cấp theo mẫu sau khi đơn vị đã hoàn thành thủ tục hợp quy theo quy định.
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903505271- Ms Diệp
CHỨNG NHẬN ISO 14001 MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH GÌ?

Hạn chế chất thải trong sản xuất bằng cách quản lý hệ thống và tái sử dụng chất thải
Tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên do quy trình quản lý chặt chẽ và tái chế chât thải
Hạn chế rủi ro, đảm bảo sức khỏe cho người lao động, tránh mất tiền chi phí do thanh tra
Thủ tục cấp các loại giấy phép nhanh chóng do tạo được niềm tin của một
Doanh nghiệp thân thiện với Cơ quan địa phương cũng như nhân dân xung quanh Nhà máy
Tạo được một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp đồng thời sẽ dễ dàng hơn đối với các thị trường yêu cầu có chứng nhận ISO 14001.

10 LỢI ÍCH CHÍNH MÀ TIÊU CHUẨN ISO 14001 CÓ THỂ MANG LẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ:

Tiêu chuẩn giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng với các doanh nghiệp lớn hơn
 Tiêu chuẩn mở cửa thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
 Tiêu chuẩn giúp doanh nghiệp khám phá các hoạt động kinh doanh tốt nhất
Tiêu chuẩn hướng tới hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
 Tiêu chuẩn mang lại uy tín và sự tin tưởng cho khách hàng của doanh nghiệp
Tiêu chuẩn mở ra các cơ hội kinh doanh và bán hàng mới
Tiêu chuẩn mang đến cho doanh nghiệp lợi thế cạnh tranh
Tiêu chuẩn giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp được thừa nhận toàn cầu
Tiêu chuẩn giúp cho doanh nghiệp phát triển
Tiêu chuẩn mang lại một ngôn ngữ chung được sử dụng xuyên suốt trong các ngành công nghiệp
        Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
        Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903505271- Ms Diệp

ISO 14001


Hệ thống Quản lý Môi trường ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế giúp Doanh nghiệp xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại, từ đó nhận thức được môi trường như là một phần Hoạt động của Tổ chức. Cam kết ngăn ngừa ô nhiễm môi trường là điều kiện bắt buộc trong Tiêu chuẩn này, vì vậy việc đạt được Chứng nhận ISO 14001 sẽ có tác dụng rất tốt trong việc quảng bá hình ảnh Doanh nghiệp thân thiện.
ISO 14001:2015 là công sức nghiên cứu của 121 chuyên gia của đại diện cho các bên liên quan từ 88 quốc gia về phát triển môi trường thuộc ban kỹ thuật ISO/TC 207/SC 1 để có thể sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với môi trường chính trị ,xã hội hiện nay.
Vào tháng 9/2015, bản ISO 14001:2015 đã được chính thức công bố và áp dụng. Tất cả chứng nhận ISO 14001:2004 đều sẽ hết hiệu lực vào tháng 09/2018, như vậy có nghĩa là trong vòng 3 năm tới những đơn vị nào áp dụng ISO 14001:2004 đều phải cập nhật lên chứng nhận ISO 14001:2015

ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG CHỨNG NHẬN ISO 14001 :

Nhờ tính tổng quát và được chấp nhận trên toàn cầu tiêu chuẩn ISO 14001 có khả năng ảnh hưởng tới các hoạt động quản lý môi trường của các công ty sản xuất trên thế giới. Hội từ thiện, các tổ chức tình nguyện và các hiệp hội thương mại có thể sử dụng tiêu chuẩn này. Bất cứ tổ chức có sản phẩm, dịch vụ hay các hoạt động thường ngày có ảnh hưởng tới môi trường cũng cần phải nhận thức về ISO 14001.

ISO 14001 đề cập chủ yếu đến :

Hệ thống quản lý môi trường
Đánh giá môi trường.
Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường
Nhãn hiệu và Công bố về môi trường.
Đánh giá tình hình thực hiện các vấn đề liên quan đến môi trường.
Xác định rõ vai trò quan trọng của môi trường cũng như những rủi ro từ môi trường mang lại
QUY TRÌNH CHỨNG NHẬN ISO 14001:
Tương tự như chứng nhậnISO 9001, quy trình chứng nhận ISO 14001 cũng được thực hiện tương tự, gồm các bước sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát đánh giá và xác định ban đầu
Giai đoạn 2: Xây dựng và áp dụng hệ thống tài liệu
Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống
Giai đoạn 4: Chứng nhận

MỤC TIÊU CHÍNH CỦA ISO 14001 :

Sự cam kết trách nhiệm của bộ phận lãnh đạo đối với yêu cầu bảo vệ môi trường
Sự gắn kết môi trường với đường lối chiến lược kinh doanh;
Tập trung vào các sáng kiến chủ động trong việc bảo vệ môi trường
Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;
Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc hướng tới xây dựng và xác định tác động môi trường của sản phẩm
Để có thể đạt được sự phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn iso 14001 đơn vị cần phụ thuộc vào các yếu tố:
Quy mô của tổ chức
Vị trí của tổ chức
Phạm vị áp dụng của tổ chức
Chính sách môi trường của tổ chức
Loại hình hoạt động của sản phẩm/ dịch vụ của tố chức
Các khía cạnh và tác động môi trường của tổ chức
Các yêu cầu của pháp luật mà tổ chức cam kết tuân thủ
Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.
          Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903505271- Ms Diệp