Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Chứng nhận HACCP



Chứng nhận HACCP là tên viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Point là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn cho đối tượng tiêu dùng.Các nguyên tắc của chứng nhận HACCP được thực hiện trên toàn thế giới và áp dụng cho tất cả ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống. Ngoài ra, hệ thống này cũng được áp dụng cho các sản phẩm đang tiêu thụ trên thị trường cũng như cho sản phẩm mới.
 Tuy nhiên, có thể thấy rằng chứng nhận HACCP không chỉ đơn thuần là phân tích mối nguy và kiểm soát tới hạn mà còn là công cụ đảm bảo các điều kiện tiên quyết như: Quy phạm thực hành sản xuất tốt tiêu chuẩn GMP, quy phạm thực hành vệ sinh tốt tiêu chuẩn SSOP cùng các tiêu chuẩn cần thiết khác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
v  Đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP
 Các đối tượng áp dụng chứng nhận HACCP có thể kể đến như:
– Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thủy sản, thực phẩm, thức ăn chăn nuôi.
– Các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm, khu chế xuất, thức ăn công nghiệp.
– Cơ sở dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn và các tổ chức khác hoạt động liên quan đến thực phẩm.
v  Tại sao doanh nghiệp cần áp dụng chứng nhận HACCP?
 Việc áp dụng chứng nhận HACCP sẽ giúp doanh nghiệp có được những lợi ích sau:
– Nâng cao uy tín chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh, khả năng chiếm lĩnh và mở rộng thị trường so với những đối thủ khác, đặc biệt trong ngành thực phẩm xuất khẩu.
– Được phép in trên nhãn hàng dấu chứng nhận phù hợp của hệ thống HACCP, tạo lòng tin tuyệt đối với khách hàng cũng như bạn hàng.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán, ký kết hợp đồng thương mại trong và ngoài nước.
– Giảm chi phí bán hàng.
– Đáp ứng yêu cầu VSATTP của cơ quan chức năng thẩm quyền.
– Làm bước đệm quan trọng cho việc áp dụng tiêu chuẩnISO 22000.
 Ngoài ra, việc áp dụng chứng nhận HACCP còn có lợi ích đối với ngành công nghiệp (Tăng khả năng cạnh tranh, tiếp thị, giảm chi phí cho sản phẩm hỏng hoặc bị thu hồi….), với nhà nước (cải thiện sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho sự phát triển thương mại…), với người tiêu dùng (Giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua thực phẩm, cải thiện cuộc sống…)
v  Những nguyên tắc của chứng nhận HACCP
– Nguyên tắc 1: Tiến hành phân tích các mối hiểm nguy
Xác định mỗi nguy cơ tiềm ẩn ở các giai đoạn: Sơ chế, chế biến, phân phối cho tới khâu tiêu thụ cuối cùng. Đánh giá khả năng xuất hiện các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm soát chúng.
– Nguyên tắc 2: Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP: Critical Control Points). Xác định các điểm kiểm soát tới hạn tại từng công đoạn của chuỗi cung ứng thực phẩm cần được kiểm soát để loại bỏ các mối nguy hoặc hạn chế khả năng xuất hiện của chúng.
Nguyên tắc 3: Xác định các ngưỡng tới hạn. Xác định các ngưỡng tới hạn không được vượt quá nhằm đảm bảo khống chế có hiệu quả các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 4: Thiết lập hệ thống giám sát các điểm kiểm soát tới hạn. Xây dựng hệ thống chương trình thử nghiệm, quan sát nhằm giám sát tình trạng của các điểm kiểm soát tới hạn.
– Nguyên tắc 5: Xác định các hoạt động khắc phục cần phải tiến hành khi hệ thống giám sát cho thấy tại một điểm kiểm soát tới hạn nào đó không được thực hiện đầy đủ.
Nguyên tắc 6: Xác lập các thủ tục kiểm tra để khẳng định hệ thống HACCP đang hoạt động có hiệu quả.
Nguyên tắc 7: Thiết lập hệ thống tài liệu liên quan đến mọi thủ tục, hoạt động của chương trình HACCP phù hợp với các nguyên tắc trên và các bước áp dụng chúng.

Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm

Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com
ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM


a) Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;
b) Đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép nhập khẩu tại Quyết định số 90/2006/QĐ-BNN ngày 02/10/2006, Quyết định số 65/2007/QĐ-BNN ngày 03/7/2007, Quyết định số 88/2008/QĐ-BNN ngày 22/8/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT và Danh mục thức ăn thuỷ sản được phép lưu hành tại Việt Nam;
c) Đã qua khảo nghiệm, kiểm nghiệm được công nhận của Hội đồng khoa học chuyên ngành do Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập;
d) Là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học được công nhận bởi Hội đồng khoa học của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư. Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert   hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.


Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


Trình tự, hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm


1. Trình tự công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
Tổ chức, cá nhân thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm tại phòng kiểm được chỉđịnh hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận; đánh giá phù hợp quy định an toàn thực phẩm dựa trên kết quả kiểm nghiệm và theo nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Thông tư này.
b) Bước 2: Đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm lập và nộp hồ sơ công bố được quy định tại Khoản 2 Điều này đến cơ quan tiếp nhận đăng ký quy định tại Điều 7 của Thông tư này.
2. Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm:
a) Các giấy tờ, tài liệu được quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Nghị định số 38/2012/NĐ-CP.
b) Riêng kết quả kiểm nghiệm sản phẩm được quy định như sau: Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng (bản gốc hoặc bản sao công chứng có kèm bản gốc để đối chiếu hoặc được hợp pháp hóa lãnh sự), gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn, của phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận.
c) Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới, được chế biến từ các chất mới hoặc theo công nghệ mới lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường Việt Nam chưa được chứng minh là an toàn và hiệu quả.
Quý Đơn vị có nhu cầu tư vấn và chứng nhận hợp quy các sản phẩm tin xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ cuối thư. Trung tâm Chứng nhận hợp quy Vietcert   hy vọng có cơ hội được cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm đến Quý Đơn vị.
Trân trọng cám ơn.

TRUNGTÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903520599-Ms Hoàng Diễm
Email: vietcert.kinhdoanh64@gmail.com


NHẬN BIẾT THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG CHẤT LƯỢNG

 YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC LƯU HÀNH THÉP LÀM CỐT BÊ TÔNG
 
Thép làm cốt bê tông được phép lưu hành trên thị trường phải đảm bảo đáp ứng các điều kiện sau:
1. Thép làm cốt bê tông phải được chứng nhận phù hợp theo QCVN 07:2011/BKHCN
- Được chứng nhận phù hợp QCVN 07:2011/BKHCN bởi tổ chức chứng nhận được Bộ Khoa học Công nghệ chỉ định. Danh mục các đơn vị được Bộ Khoa Học Công Nghệ chỉ định đối với hoạt động Chứng nhận hợp quy thép làm cốt bê tông.
- Sản phẩm thép làm cốt bê tông được chứng nhận hợp quy phải có dấu CR trên sản phẩm, dấu CR được cấp bởi Tổ chức chứng nhận hợp quy.
- Dấu CR được quy định tỉ lệ chuẩn như hình sau:

 Dấu hợp quy

2. Quy định về ghi nhãn đối với thép làm cốt bê tông:
Ghi nhãn
Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, dễ đọc, không thể tẩy xóa. 
Ghi nhãn trên bó hoặc cuộn thép 
Mỗi bó hoặc cuộn thép làm cốt bê tông phải có nhãn.Nhãn của thép sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ của cơ sở sản xuất;
- Tên sản phẩm;
- Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng;
- Dấu hợp quy;
- Mác thép;
- Khối lượng của bó hoặc cuộn;
- Đường kính danh nghĩa;
- Số lô sản phẩm;
- Tháng, năm sản xuất. 

Nhãn phụ bằng tiếng Việt của thép làm cốt bê tông nhập khẩu tối thiểu phảibao gồm các thông tin sau:
- Tên và địa chỉ của cơ sở sản xuất;
- Tên nước sản xuất;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu;
- Tên sản phẩm;
- Số hiệu tiêu chuẩn do nhà sản xuất công bố áp dụng;
- Dấu hợp quy;
- Mác thép;
- Khối lượng của bó hoặc cuộn;
- Đường kính danh nghĩa;
- Số lô sản phẩm;
- Tháng, năm sản xuất. 

Ghi nhãn trên thanh thép vằn
Trên mỗi thanh thép vằn phải được ghi nhãn trong quá trình cán theo thứ tự sau:
- Lô go hoặc tên hoặc chữ viết tắt của nhà sản xuất;
- Ký hiệu của mác thép:
CB 240 hoặc CB 2;
CB 300 hoặc CB 3;
CB 400 hoặc CB 4;
CB 500 hoặc CB 5.
- Đường kính danh nghĩa d.
Ví dụ : TISCO CB 240 d10 hoặc TISCO CB 2 d10.


Mọi thông tin cần tư vấn và hỗ trợ, vui lòng liên lạc:
0905.240.089
nghiepvu3@vietcert.org