Thứ Tư, 9 tháng 5, 2018

ISO 22000 là gì?


ISO 22000 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 22000 được xây dựng nhằm đảm bảo sự đồng bộ mang tính quốc tế trong lĩnh vực an toàn thực phẩm. Tiêu chuẩn cũng nhằm mục đích cung cấp một hệ thống kiểm soát để loại trừ bất kỳ một điểm mất an toàn nào trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm. Ngoài ra nó còn cung cấp công cụ cho việc thực hiện HACCP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, được xây dựng có khả năng phù hợp với mọi nhà sản xuất cung cấp sản phẩm. Bao gồm các cơ sở nuôi trồng, đánh bắt thực phẩm; doanh nghiệp chế biến thực phẩm và các doanh nghiệp dịch vụ về thực phẩm (vận chuyển, phân phối, thương mại).
Vậy điểm khác biệt lớn nhất giữa ISO 22000HACCP là gì? 
Tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, tuy nhiên ISO 22000 qui đinh thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung tương tự ISO 9001. Do đó xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với doanh nghiệp thực phẩm sẽ là điều kiện tiên quyết.
Thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm theo ISO 22000 để phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy hại liên quan đến chuỗi cung cấp thực phẩm, từ khi tiếp nhận nguyên liệu cho tới khi phân phối đến người tiêu dùng.
Tiêu chuẩn này có thể được tích hợp hoặc liên kết với các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng liên quan hiện có. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm phải được xây dựng trên nền tảng vững chắc của các qui đinh thực hành sản xuất tốt (GMP) và qui phạm vệ sinh (SSOP).
Khi áp dụng ISO 22000 tổ chức phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm. Chương trình này bao gồm các yêu cầu về thiết kế nhà xưởng, thiết bị; hành vi vệ sinh, vệ sinh cá nhân; vệ sinh nhà xưởng, khử trùng; kiểm soát côn trùng; kho tàng v.v… Tổ chức cũng phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ v.v…
Đến đây bạn đã nắm được ISO 22000 là gì rồi phải không?
Lợi ích của ISO 22000?
10 Lợi ích của việc áp dụng hệ thống an toàn thực phẩm ISO 22000 đối với các doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm là gì?
1.     Tuân thủ yêu cầu pháp luật
2.     An toàn thực phẩm khi sử dụng
3.     Giúp doanh nghiệp nhận diện và kiểm soát được mối nguy về an toàn thực phẩm
4.     Giảm thiểu chi phí tái chế và huỷ bỏ sản phẩm
5.     Nâng cao sự thoả mãn của khách hàng
6.     Trao đổi thông tin có hiệu quả với các bên liên quan về các vấn đề an toàn thực phẩm
7.     Nâng cao uy tín, năng lực cạnh tranh
8.     Tăng cơ hội xuất khẩu, thâm nhập thị trường thế giới
9.     Giảm tần suất kiểm tra của các cơ quan chức năng
10.   Cải thiện mối quan hệ 3 bên : doanh nghiệp, nhà nước, nguời tiêu dùng
Trên đây là 10 lợi ích cho doanh nghiệp khi áp dụng và chứng nhận ISO 22000


Thứ Năm, 3 tháng 5, 2018

Trình tự, Hồ sơ đăng ký Thức ăn chăn nuôi


Ngày 26/07/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi QCVN 01-183:2016/BNNPTNT về “Quy định giới hạn tối đa cho phép hàm lượng độc tố nấm mốc, kim loại nặng và vi sinh vật trong thức ăn hỗn hợp cho gia súc, gia cầm”.
Thông tư Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/01/2017, tuy nhiên, trước khi văn bản này có hiệu lực, bạn vẫn có thể tham khảo các chỉ tiêu quy định tại QCVN 01-183:2016/BNNPTNT (ban hành kèm Thông tư này) để xây dựng TCCS và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật.
Sau ngày 26/01/2017, khi Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT có hiệu lực bạn có thể thực hiện các bước để được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, hoàn thiện hồ sơ đăng ký đưa sản phẩm vào danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam:
Căn cứ Điều 5 Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT “Thức ăn chăn nuôi đưa vào Danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: Đã công bố tiêu chuẩn áp dụng, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy theo quy định của pháp luật; đã được xác nhận chất lượng bởi Tổng cục Thuỷ sản hoặc Cục Chăn nuôi;…“.
Trình tự, hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
* Thành phần hồ sơ:
- Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
- Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
- Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định).
- Kết quả khảo nghiệm đối với thức ăn chăn nuôi hỗn hợp hoàn chỉnh (do Hội đồng khoa học của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại thành lập và thực hiện khảo nghiệm).
- Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
- Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ.


Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH - 0903370760

CHỨNG NHẬN HỢP QUY NHÔM VÀ HỢP KIM NHÔM ĐỊNH HÌNH - Ms.Chân - 0903 370 760

Trung tâm giám định vàchứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert là tổ chức chứng nhận cung cấp dịch vụ đào tạo chuyên gia đánh giá chứng nhận sản phẩm, chuyên gia đánh giá chứng nhận các hệ thống quản lý, Chứng nhận sản phẩm, hàng hóa phù hợp tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), tiêu chuẩn nước ngoài (JIS, ASTM, GOST, GB

Các sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình là hàng hóa thuộc danh mục vật liệu xây dựng bắt buộc phải chứng nhận hợp quy đảm bảo sự phù hợp với quy chuẩn ban hành theo quy chuẩn quốc gia QCVN 16:2014/BXD ban hành kèm theo thông tư số 15/2014/TT-BXD của Bộ Xây Dựng.

Phương thức đánh giá:
Phương thức 5:
– Đối với các sản phẩm của nhà sản xuất có chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng iso 9001.
– Chứng nhận có hiệu lực 1 năm với sản phẩm nhập khẩu và 3 năm với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất.
Phương thức 7:
– Đối với từng lô sản phẩm sản xuất hay nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện.
– Chứng nhận chỉ có hiệu lực với từng lô sản phẩm.

Mọi chi tiết xin liên hệ
Ms. Chân - 0903 370 760
Email: vietcert.kinhdoanh08@gmail.com 

GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI


Đặc điểm của dịch vụ giám định thương mại
Điều 254 Luật Thương mại năm 2005 quy định: “Dịch vụ giám định là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân thực hiện những công việc cần thiết để xác định tình trạng thực tế của hàng hoá, kết quả cung ứng dịch vụ và những nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng”. Định nghĩa này cho thấy, giám định thương mại là hoạt động của bên thứ ba nhằm đánh giá tình trạng thực tế của đối tượng giám định theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Nền tảng để thực hiện việc giám định là sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố con người, cơ sở vật chất, công nghệ, phương pháp tạo nên sự đánh giá chuyên nghiệp. Có thể nói, không chỉ góp phần hạn chế rủi ro trong kinh doanh, “giám định” còn góp phần giúp các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý nhằm bảo đảm một môi trường kinh doanh an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Dịch vụ giám định thương mại có những đặc điểm đó là:
– Chủ thể tham gia quan hệ giám định có hai bên: Người thực hiện việc giám định hàng hóa và người yêu cầu giám định hàng hóa. Người thực hiện việc giám định hàng hóa phải là thương nhân thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định. Người yêu cầu giám định ( khách hàng) có thể là tổ chức, cá nhân, cơ quan nhà nước là thương nhân hoặc không phải thương nhân.
– Nội dung của hoạt động giám định là xác định tình trạng thực tế của hàng hóa, dịch vụ liên quan đến số lượng, chất lượng, quy cách, bao bì, xuất xứ, giá trị hàng hóa; kết quả thực hiện dịch vụ, tiêu chuẩn vệ sinh, phòng dịch của hàng hóa dịch vụ; các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất của một hoặc các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc dịch vụ thương mại và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng.

– Kết luật về hiện trạng hàng hóa, dịch vụ thương mại theo yêu cầu của khách hàng có giá trị ràng buộc đối với các bên tham gia quan hệ mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thương mại. Kết luận này được xác lập dưới hình thức văn bản có tên gọi là chứng thu giám định.
– Giám định là một hành vi thương mại độc lập. Thương nhân thực hiện việc giám định hàng hóa như một nghề nghiệp độc lập và thường xuyên. Thực hiện việc giám định, thương nhân được trả thù lao theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật, ngay cả trường hợp giám định theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VIETCERT là tổ chức chứng nhận và giám định độc lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp Việt Nam. VIETCERT mong muốn sát cánh cùng doanh nghiệp trong việc tháo gỡ những khó khăn, hạn chế những tranh chấp trong quá trình vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.

Trải qua nhiều năm xây dựng và trưởng thành, tuân thủ nguyên tắc “Khách quan – Công bằng – Hợp tác – Bảo mật” với phương châm phục vụ “Chính xác – Tin cậy – Chuyên nghiệp – Kịp thời”, VietCert không ngừng mở rộng, cải tiến sáng tạo, nâng cao chất lượng các dịch vụ khoa học công nghệ để luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đạt chất lượng cao, thỏa mãn các yêu cầu chính đáng của khách hàng.

hàng.

VietCert hoạt động trên giá trị cốt lõi “khách hàng là tối thượng”, với các tiêu chí: Chuyên nghiệp, chính xác, tin cậy và cảm thông, VIETCERT luôn đồng hành và mang lại lợi ích cao nhất cho quý khách hàng.


Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018

ISO 14001


Quy trình thực hiện ISO 14001:

1. Khởi động dự án
Chính thức tư vấn và doanh nghiệp chọn ngày khởi động dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp họp toàn thể cán bộ công nhân viên tuyên bố chương trình xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
2. Bổ nhiểm EMR – Đại diện lãnh đạo môi trường, thành lập ban ISO, Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp
Doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Ban giám đốc giữ vai trò EMR, được uỷ quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp – chính ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …Ban ứng phó tình trạng khẩn cấp để ứng phó với tình trạng cháy, tràn hoá chất…
3. Khảo sát chi tiết các hoạt động
Tư vấn sẽ khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001
4. Tiến hành đào tạo nhận thức & viết tài liệu
EMR, các thành viên ban ISO và các nhân viên khác sẽ được Tư vấn tiến hành đào tạo nhận thức môi trường, nhận thức ISO 14001 và phương pháp áp dụng ISO 14001 và một số nội dung phụ trợ khác
5. Đánh giá hiệu lực đào tạo
Sau khoá học, học viên sẽ được đánh giá xem mức độ tiếp thu, nếu chưa đạt yêu cầu, Tư vấn sẽ bổ sung những kiến thức bị hỏng của những học viên không đạt
6. Lập kế hoạch chi tiết
Tư vấn sẽ thống nhất với EMR và được sự phê duyệt của Lãnh đạo doanh nghiệp về kế hoạch chi tiết cho các hạng mục tư vấn
7. Soạn thảo hệ thống tài liệu
Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất
8. Đo đạc thông số môi trường
Thông qua việc xác định các yêu cầu luật pháp về môi trường doanh nghiệp phải tuân thủ, hoạt động đo đạc môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn..) sẽ được thực hiện để nắm rõ thực trạng hoạt động môi trường hiện tại của doanh nghiệp
9. Điều chỉnh hạ tầng, thiết lập công nghệ xử lý (nếu có)
Sau khi có kết quả đo môi trường, tư vấn và doanh nghiệp sẽ xác định điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc xác định các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
10. Xem xét hệ thống tài liệu
Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được bên Tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết
11. Áp dụng
Sau khi tài liệu được ký duyệt, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết. Có thể có những khoá đào tạo vận hành ở giai đoạn này.
12. Đào tạo đánh giá nội bộ
Các thành viên trong Ban ISO sẽ được đào tạo các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 
13. Đánh giá nội bộ lần 1
Tư vấn sẽ thực hiện đánh giá lần 1 để rà soát việc áp dụng và làm cơ sở thực tế cho những học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ
14. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
15. Đánh giá lần 2
Các thành viên trong ban ISO doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ
16. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục
17. Xem xét của lãnh đạo
Theo yêu cầu ISO 14001, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống
18. Đăng ký chứng nhận
Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, Tư vấn và Doanh nghiệp sẽ thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận
19. Đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch
20. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
21. Nhận giấy chứng nhận
Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001 cho Doanh nghiệp
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý. CIETCERT cam kết cung cấp cho khách hàng một dịch vụ: Chuyên nghiệp – hiệu quả. Chúng tôi luôn lắng nghe mọi khó khăn để tư vấn và xây dựng cho doanh nghiệp hệ thống quản lý tối ưu nhất


Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2018

QUY TRÌNH THỰC HIỆN ISO 14001



1. Khởi động dự án
Chính thức tư vấn và doanh nghiệp chọn ngày khởi động dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp họp toàn thể cán bộ công nhân viên tuyên bố chương trình xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
2. Bổ nhiểm EMR – Đại diện lãnh đạo môi trường, thành lập ban ISO, Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp
Doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Ban giám đốc giữ vai trò EMR, được uỷ quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp – chính ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …Ban ứng phó tình trạng khẩn cấp để ứng phó với tình trạng cháy, tràn hoá chất…
3. Khảo sát chi tiết các hoạt động
Tư vấn sẽ khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001
4. Tiến hành đào tạo nhận thức & viết tài liệu
EMR, các thành viên ban ISO và các nhân viên khác sẽ được Tư vấn tiến hành đào tạo nhận thức môi trường, nhận thức ISO 14001 và phương pháp áp dụng ISO 14001 và một số nội dung phụ trợ khác
5. Đánh giá hiệu lực đào tạo
Sau khoá học, học viên sẽ được đánh giá xem mức độ tiếp thu, nếu chưa đạt yêu cầu, Tư vấn sẽ bổ sung những kiến thức bị hỏng của những học viên không đạt  
6. Lập kế hoạch chi tiết
Tư vấn sẽ thống nhất với EMR và được sự phê duyệt của Lãnh đạo doanh nghiệp về kế hoạch chi tiết cho các hạng mục tư vấn
7. Soạn thảo hệ thống tài liệu
Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất
8. Đo đạc thông số môi trường
Thông qua việc xác định các yêu cầu luật pháp về môi trường doanh nghiệp phải tuân thủ, hoạt động đo đạc môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn..) sẽ được thực hiện để nắm rõ thực trạng hoạt động môi trường hiện tại của doanh nghiệp
9. Điều chỉnh hạ tầng, thiết lập công nghệ xử lý (nếu có)
Sau khi có kết quả đo môi trường, tư vấn và doanh nghiệp sẽ xác định điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc xác định các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.
10. Xem xét hệ thống tài liệu
Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được bên Tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết
11. Áp dụng
Sau khi tài liệu được ký duyệt, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết. Có thể có những khoá đào tạo vận hành ở giai đoạn này.
12. Đào tạo đánh giá nội bộ
Các thành viên trong Ban ISO sẽ được đào tạo các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 
13. Đánh giá nội bộ lần 1
Tư vấn sẽ thực hiện đánh giá lần 1 để rà soát việc áp dụng và làm cơ sở thực tế cho những học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ
14. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
15. Đánh giá lần 2
Các thành viên trong ban ISO doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ
16. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục
17. Xem xét của lãnh đạo
Theo yêu cầu ISO 14001, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống
18. Đăng ký chứng nhận
Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, Tư vấn và Doanh nghiệp sẽ thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận
19. Đánh giá chứng nhận
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch
20. Khắc phục
Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001
21. Nhận giấy chứng nhận
Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001 cho Doanh nghiệp
Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, tư vấn xây dựng các hệ thống quản lý. VIETCERT cam kết cung cấp cho khách hàng một dịch vụ: Chuyên nghiệp – hiệu quả. Chúng tôi luôn lắng nghe mọi khó khăn để tư vấn và xây dựng cho doanh nghiệp hệ thống quản lý tối ưu nhất


Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2018

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GIẤY VỆ SINH - 0903 520 599

CHỨNG NHẬN HỢP QUY GIẤY VỆ SINH - 0903 520 599

* Cơ sở pháp lý:
Ngày 28 tháng 10 năm 2015, Bộ Công Thương ra Thông tư số 36/2015/TT-BCT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm khăn giấy và giấy vệ sinh, do đó để đảm bảo an toàn cho sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng thì bắt buộc phải hợp quy giấy vệ sinh và khăn giấy.
* Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức, cá nhận sản xuất, nhập khẩu giấy vệ sinh và khăn giấy
Các tổ chức, cá nhận nước ngoài kinh doanh khăn giấy và giấy vệ sinh tại Việt Nam
* Hồ sơ đăng ký chứng nhận hợp quy giấy vệ sinh
– Liên hệ lấy mẫu đăng ký từ cán bộ tư vấn và điền thông tin đăng ký gửi lại
– Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy thành lập doanh nghiệp
– Hồ sơ nhập khẩu đối với sản phẩm nhập khẩu
* Các loại giấy nằm trong quy chuẩn phải chứng nhận hợp quy:
– Giấy Tissue
– Khăn giấy
– Giấy vệ sinh
Chứng nhận hợp quy giấy vệ sinh phù hợp tiêu chuẩn ngoài việc thực hiện theo quy định quản lý nhà nước, cũng chính là doanh nghiệp chứng minh cho đối tác, khách hàng, người tiêu dùng là sản phẩm khăn giấy được sản xuất đảm bảo chất lượng và đáp ứng các yêu cầu về an toàn cho người sử dụng.
* Đăng ký chứng nhận hợp quy giấy vệ sinh ở đâu?
Việc chứng nhận hợp quy khăn giấy cũng được thực hiện như với các sản phẩm đánh giá phù hợp quy chuẩn khác:
– Được chứng nhận bởi các tổ chức do Bộ Công Thương chỉ định.
– Sau khi có thông tin đơn vị sẽ được gửi hướng dẫn các bước tiếp theo.
– Liên hệ trực tiếp chuyên viên để được tư vấn tốt nhất.
Trong thời gian hiệu lực của chứng nhận, tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ để đảm bảo hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận tuân thủ các yêu cầu hợp chuẩn hợp quy và luôn có hiệu lực.
Với đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và nhiệt tình bên chúng tôi hỗ trợ và giải đáp mọi thắc mắc khi cần của quý khách một cách nhanh nhất và sớm nhất. Hãy đặt niềm tin ở chúng tôi đảm bảo đem đến sự hài lòng cho quý khách, và không làm chậm trễ về vấn đề giấy tờ hay công việc của quý khách. Hi vọng sẽ sớm được hợp tác cùng quý khách, chúc quý khách sức khỏe.
Mọi chi tiết xin liên hệ
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
28 AN XUÂN - ĐÀ NẴNG
Ms Kim Uyên - 0903 520 599